Hiến pháp năm 1932 Hiến pháp Thái Lan

Đảng Nhân dân vấp phải sự đấu đá trong nội bộ, và phe đối lập của Quốc vương đã ban hành đã ban hành Hiến pháp thường trực ngày 10/12/1932 gia tăng quyền lực của Hoàng gia lên so với Hiến chương tạm thời. Ngày này được gọi là ngày Hiến pháp.

Hiến pháp tiếp tục khẳng định rằng quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Tuy nhiên không giống Hiến chương tạm thời, Hoàng gia sẽ trực tiếp điều hành quyền lực, chứ không thuộc về các nhánh của chính phủ. Hoàng gia sẽ thực thi quyền lực với tham mưu và sự đồng ý của Hội đồng Nhân dân, Hội đồng Nhà nước (Nội các) và tòa án. Tuy nhiên nếu thiếu đi sự đồng ý của bất cứ nhành nào thì quyền phủ quyết sẽ được công nhận. Hoàng gia được "quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm" khác so với Hiến chương tạm thời.

Sau khi Hiến pháp mới được ban hành, Nội các mới được thành lập gồm 20 người, trong đó 10 người đến từ Đảng Nhân dân. Ngày 7/1/1933 Đảng Dân tộc chủ nghĩa đăng ký chính thức với các lãnh đạo là Luang Vichitvadakan, Phraya Thonawanikmontri, và Phraya Senasongkhram. Đảng Nhân dân được đăng ký chính thức tháng 8/1932. Quốc hội mở rộng tới 156 thành viên, 76 bổ nhiệm và 76 bầu cử.

Nhu cầu cải cách Hiến pháp

Ngày 31/3/1933 Quốc vương gủi thư tới Thủ tướng yêu cầu giải tán tất cả các đảng chính trị. Ngày 14/4 Thủ tướng giải tán Đảng Nhân dân. Sau đó hoãn cơ quan lập pháp và cải tổ lại lãnh đạo quân đội cho lãnh đạo Phraya Phichaisongkhram và Phraya Sri Sithi Songkhram là 2 lãnh đạo quân đội trong quân chủ chuyên chế. Ngày 20/6 những thành viên còn lại của Đảng Nhân dân trong quân đội nằm quyền và phục hồi cơ quan lập pháp. Chuẩn tướng Phraya Phahon Phonphayuhasena thành viên Đảng Nhân dân nằm quyền Thủ tướng

Tháng 8/1933 Nội các bắt đầu đăng ký các ứng cử viên của các làng, người sẽ bầu một nửa số thành viên cơ quan lập pháp. Đồng thời cũng đăng ký các ứng cử viên cho cơ quan lập pháp. Cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10, diễn ra toàn bộ vào tháng 11.

Trong thời gian diễn ra bầu cử, tháng 10/1933 thành viên của phe bảo hoàng Hoàng thân Boworadej và Phraya Sri Sitthi Songkhram dẫn đầu cuộc nổi dậy chống Chính phủ. Sau 2 tuần giao tranh, Bangkok bị đánh bom và Sitthi Songkhram bị giết chết, Đảng Nhân dân đánh bại cuộc nổi dậy. Hoàng thân Boworadej chạy trốn sang Đông Dương. Quốc vương Prajadhipok người tuyên bố trung lập trong cuộc nổi dậy cũng đã sang Anh vài tuần sau khi nổi dậy thất bại.

Tại Anh Quốc vương gửi tối hậu thư: để đòi lại quyền lực của mình, tính hợp pháp của Đảng Nhân dân và yêu cầu tu chính Hiến pháp. Nhưng Đảng Nhân dân bác bỏ tối hậu thư, tháng 3/1935 Quốc vương thoái vị.

Các cuộc bầu cử dân chủ diễn ra bầu một nửa cơ quan lập pháp vào ngày 7/11/1937. Phụ nữ lần đầu tiên có quyền bầu cử và ứng cử.